Ai cũng có thể tìm được việc (không bằng tài năng thì bằng lươn lẹo)

By Coding Mentor

Ai cũng có thể tìm được việc (không bằng tài năng thì bằng lươn lẹo)

Coding Mentor rất vinh dự được đồng hành trên con đường tìm kiếm job của các bạn và sau đây tụi mình xin được chia sẻ hành trình cũng như kinh nghiệm kiếm job của bạn Hai Ha Do.~~

_____________________________

Chào mọi người hihi. 


Mình là Hà (héo), bạn hơi thân với chủ top Jayden Tran. Vừa qua, nhờ Jayden và đội mentors xịn xò: HanhDangTony, em Chass Long, mình đã may mắn đổi được việc mới. Vì lời hứa với các mentors, mình xin mạnh dạn chia sẻ vài kinh nghiệm kiếm việc gần đây. Do con mọn nên mình chỉ lựa chọn đi tiếp những chỗ nào thấy phù hợp với hoàn cảnh bản thân (ví dụ như wfh most of the time, flexible working arrangements) nên kinh nghiệm hơi hạn hẹp. Bạn nào có tà thuật gì hay ho thì chia sẻ thêm nhé hihi. 


    • Background: Mình học CSU bằng Master of IT, lúc đi học thì mải kiếm tiền đóng học phí nên không làm được nhiều side projects. Trước đó thì mình không có kinh nghiệm code gì hết. 3 năm trước lúc mình ra trường thì như tờ giấy trắng, may thay được một bác tech lead nhìn ra tiềm năng nên nhận làm đồ đệ. Tính đến giờ có hơn 2 năm kinh nghiệm làm dev. 


    • Nghìn lần ai cũng nói CV cần thể hiện sự liên quan đến công việc mình nộp. Và cũng nghìn lần ai cũng nói phải có key words phù hợp. Nhưng làm thế nào để có được các key words đó? Mình biết tài năng có hạn, nếu tự viết thi chắc chắn vừa thiếu vừa sai nên áp dụng một số thủ thuật lươn lẹo:

- Tìm & đọc job descriptions: cứ tìm tầm 10-15 JD cho vị trí bạn muốn, ví dụ như graduate developer. Sau đó liệt kê các điểm chung về phẩm chất (technical skills, personal skills) mà các JD này yêu cầu, nên bạn có thể dùng 1 CV nộp nhiều chỗ mà không phải sửa lại quá nhiều. Note các câu hay ho mình có thể sử dụng để paraphase. 


- Một số công cụ như resume.io hay LinkedIn có autocomplete/suggestions cho những công việc mình đang làm, có thể dựa vào đó để paraphase. 


- Hai cái nguồn này bảo đảm 70% việc bôi trát CV rồi, chỉ cần sửa lại hợp lý và duyên dáng hơn. Thêm make up lồng lộn (mình cùi bắp toàn dùng canva) là đi hẹn hò được rồi hihi. 


    • Technical test: ngày xưa lúc mình nộp grad thì làm test viết tay (trộm vía), mà bây giờ thì muôn hình thể trạng rồi. Trong quá trình pv, mình đã gặp các thể loại sau: 

- Kiểm tra bài cũ: dạng này hỏi những kiến thức cơ bản về OOP và ngôn ngữ mình thạo. Mình học xong trả chữ cho thầy nên trước khi đi pv cũng phải học lại tỉ mỉ. Mình nghĩ là nếu bị hỏi thì mình nên đưa thêm ví dụ để thể hiện mình hiểu vấn đề. 


- Leetcode/ Hackerrank: có loại câu hỏi google được, và có loại câu hỏi công ty ra đề. Bài cty ra đề thì mình trượt nên kinh nghiệm không có nhiều. 


- Bài về nhà: mình nộp Xero thì HR gửi qua một package C# cho làm ở nhà. Hên thay là có lời giải ở Github nhưng đợt đó mình bận mấy việc nên từ chối. 


- Pairing (và Tdd): mình đã làm qua cả interviewer-led & interviewee-led. Lần đầu mình có trải nghiệm Tdd là sau

khi vừa từ bệnh viện về 3 ngày, kết quả không hiểu gì hết (phí thời gian của bản thân và của interviewer). Những lần sau mình phục thù, đọc tài liệu và nghe 

YouTube, cố học cách nói chuyện và dẫn dắt của người ta.Thông thường họ sẽ đưa một bài toán nhỏ nhẹ, ví dụ tính điểm bowling, bạn viết test rồi sửa lại code để test chạy. Thời gian thì từ 1h-2h, nhưng lần lâu nhất là pairing 4 tiếng ở Service NSW, hơi buồn ngủ nhưng có trải nghiệm thực sự (rất rất biết ơn). 


    • Cultural fit interview: cho dù mỗi công ty có thể có chút khác biệt, nhưng mình nghĩ không cần quá giỏi, bạn hoà đồng và tử tế là khá đủ và phù hợp rồi. 

- Hoà đồng: kinh nghiệm mấy năm của mình thấy có nhiều cha rất giỏi nhưng thu mình, không nói chuyện nhiều thì hay ra đi sớm (chẳng biết chỗ mọi người thế nào). Mình nghĩ phần lớn các chỗ đều coi trọng những ng sẵn sàng bị làm phiền, chia sẻ cái gì mình biết, không biết thì mạnh dạn đi hỏi. Ngoài ra nếu biết tham gia hoạt động linh tinh thì càng tốt. 


- Tử tế: Làm công việc nào cũng thế, mình cũng cố làm tốt nhất khả năng có thể. Tử tế không phải là giấu dốt (mặc dù nhiều khi mình cũng gg những vấn đề 

cùi bắp), mà mạnh dạn nói ra điểm yếu của mình để team leader có thể tìm người hỗ trợ, nếu công việc không đạt deadline thì cũng nêu ra để tìm hướng giải quyết. Trước khi hỏi thì nghiên cứu kĩ để hỏi vào vấn đề, ko phí thời gian của người khác. Hoàn thành công việc được giao với đầy đủ testing, documentation, manual nếu cần. Nếu có thể, refactor hoặc sửa những chỗ tương tự. Không giấu giếm, nếu thấy bug thì ghi chép lại với đầy đủ cách để reproduce, nhiều khi cũng không cần sửa ngay đâu hihi. 


- Ngoài ra, về tech stack: Thực sự mình biết tech không phải thế mạnh của mình (thi thoảng vẫn gg syntax) nên mình chủ động chọn & ưu tiên những JD không đề cao tech stack. Quan điểm chủ quan của mình là tech stack cũng như các phương pháp nấu ăn. Đưa bạn 1 con cá, bạn phải biết lóc xương, thái thịt (tương tự như kiến thức OOP, problem solving skill, tư duy code), nhưng lựa chọn phương pháp nấu gì (Java, C#...) cũng được miễn là có món ngon. Vì thế nên mình không ngại và không sợ nếu làm tech khác. Công việc mới của mình nghe bảo dùng Kotlin, Vue JS & React mà cả 3 kinh nghiệm của mình đều bằng 0 (lạy giời Phật phù hộ cho qua probation). 


Chúc các bạn may mắn và có việc tốt ạ! 


PS: Ảnh dưới đây là một thời anh em đi học chùa và ăn chực.

Do dịch giã xô đẩy nên vẫn chưa mời các mentors hotpot được huhu. Ngoài ra hình như mentor Jayden vẫn còn nợ bún bò, cá hú kho, hủ tiếu, lẩu dê, mentor Đăng vẫn nợ gà hấp muối chanh ạ. 

 

Tags

Related Posts