KINH NGHIỆM TÌM VIỆC MỚI TỐT NGHIỆP CỦA THANH NIÊN 21 TUỔI

By Coding Mentor

KINH NGHIỆM TÌM VIỆC MỚI TỐT NGHIỆP CỦA THANH NIÊN 21 TUỔI

Câu chuyện thứ ba là của bạn Chass Long. Hãy cùng Coding Mentor hiểu thêm về hành trình và kinh nghiệm tìm kiếm việc làm của bạn qua bài viết được Chass Long chia sẻ sau đây nhé!

___________________________________________________

Do trưởng môn phái múa cột khiêu gợi Tony đã kêu gọi mình viết bài. Mình xin phép được** chia sẻ kinh nghiệm đi xin việc làm ở Úc**. Em xin viết bài này kính gửi những kiến thức múa cột mà anh đã truyền lại cho em và xin hứa mãi mãi một tấm nhà tranh 2 trái tìm vàng cùng anh. 
 

Background: 
 
Mình sang đây lớp 11. Học thi vào chương trình foundation của UNSW học 1 năm rồi né Trimester sang UOW học xong Bachelor of computer science cuối năm nay tốt nghiệp. Mình vừa rồi được nhận full-time vào một công ty làm analytics cho nhiều các công ty khác dưới vị trí Junior Data Engineer. Và năm sau mình sẽ vừa học Master By Research và đi làm. 
 
Trải nghiệm chung: 
 
Mình thấy trải nghiệm đi xin việc làm bên mảng công nghệ thông tin ở Úc của mình khá là suôn sẻ. 
 
Mình phỏng vấn nhiều các công ty từ lớn (Twitter, Wargaming, Google, Facebook…) cho tới các công ty tầm trung và bé (EY, Deloitte, KPMG, Dolby, Sennheiser, Optiver...). Đối với minh thứ mình lo cho bất cứ lần phỏng vấn nào là mình có nói chuyện vui vẻ với interviewer được không. Mình thấy 90% phỏng vấn dù technical hay non-technical nếu là cho những vị trí graduate và intern thì bình thường thì nói chuyện được là cốt yếu. Mình vào phỏng vấn với tinh thần chung là luôn dựa vào và nắm bắt interviewer, các interviewer tốt hoặc quen phỏng vấn rồi thì bình thường họ sẽ có cách dẫn dắt và có kế hoạch riêng để phỏng vấn bạn (còn tùy vào công ty). Đến khoảng bây giờ mình đếm được khoảng 7-8 lần interview tệ đa phần là do interviewer không nói gì và mình đôi khi cảm giác interviewer không chuẩn bị framework để phỏng vấn lắm. Đến giờ mình có 3 nhóm công ty phỏng vấn mà mình hay thường gặp ở Úc. 
 
Công ty đã có framework phỏng vấn tốt: Thường các công ty này tầm trung-vừa (5000-500 nhân viên). Không quá kén chọn với nhân viên đi phỏng vấn. Nếu có CV được, tiêu chuẩn và có các project thì đa phần sẽ qua vòng gửi CV và vào vòng phỏng vấn f2f. Họ sẽ dành thời gian để tìm hiểu bạn và phỏng vấn bạn một cách hệ thống. Không quá máy móc và cũng có chỗ để bạn nói chuyện vui vẻ với interviewer. Về mặt skillset hoặc cách nói chuyện thì vẫn có thể thả lỏng. Bạn có thể đọc company culture trên mạng là đủ để cho phỏng vấn 
 
Công ty tài chính: Các công ty như EY, Deloitte, KPMG, wisetech global(consulting) hoặc Optiver, jane street, IMC (stock trading). Đặc điểm chung của công ty này rất là kén người. Từ cách ăn mặc, ăn nói, đến chuyên môn tài khoản facebook, linkedin, business lifestyle, professional lifestyle. Bạn sẽ bị soi khá kĩ từ CV đến lúc f2f interview. Deloitte, EY có dùng ML để lọc những keyword trước khi đưa cho HR đọc CV. Vào vòng f2f thì technical interviewer (thường là manager, senior engineer, lead technical) sẽ phỏng vấn bạn, và những người này phải ưng bạn thì mới có cửa vào. Mình thì Deloitte 2 lần (f2f), Optiver 3 lần (2018-2020 f2f), đến phần technical mình lúc nào cũng trả lời được câu hỏi nhưng vẫn không vào được. Riêng optiver mình đã thử đến 3 lần chiến thuật khác nhau (giải thích thật nhiều, nói ít giải nhanh, tám nhiều với interviewer) nhưng vẫn không vào được XD. 
 
Công ty lớn toàn cầu: Bạn càng giỏi toàn diện càng tốt, mình thì lúc nào mà được cho gửi hồ sơ là mình gửi liền, không trả lời cũng gửi, không hoàn toàn 100% phù hợp vị trí vẫn gửi. Các công ty lớn hoàn toàn có thể chọn bất cứ ai và quá nhiều các yếu tố nên mình hoàn toàn không quan tâm. Có cơ hội là gửi. Có lần mình nhận được lời mời từ HR trước của bên Wargamming và Facebook do mình gửi đơn hàng năm thường xuyên và họ đọc lịch sử CV thấy phù hợp. Bình thường các công ty lớn sẽ cho biết bạn sẽ được phỏng vấn với ai (và bình thường có Linkedin + projects của họ) nên tận dụng cơ hội này để tìm hiểu về interviewer càng nhiều càng tốt để dễ kiếm chuyện 
 
Kết luận cá nhân: 
 
Mình thấy thị trường công nghệ của Úc khá tốt, các công ty về tài chính và công ty business đang muốn phát triển mạnh thiên hướng Analytics và data càng ngày càng nhiều để cạnh tranh, Úc đang tiếp thu công nghệ mới khá dễ dãi (commbank cho mở tài khoản crypto 2022) và đang có mong muốn đầu tư nhiều vào các mặt hàng công nghệ điện tử. Nếu bạn có thể nói chuyện và giao tiếp như local thì trong ngành công nghệ thông tin bạn chỉ cần chuyên môn. 
 
Những project mà mình từng được interviewer nhắc và hỏi trong lúc phỏng vấn: 
 
(Không nhắc tới Stackoverflow của mình buồn quá :(((( ) 
 
Linkedin đây, nếu mình từng gặp nhau hay biết nhau rồi thì mọi người add mình với. Mình không biết stalk Linkedin . 
 
Cảm xúc: 
 
Mình không biết nói gì nhiều lắm. Có việc cũng vui mà không có việc thì cũng vui, mình thấy 4 năm qua đi học ở Úc đã cho mình trải nghiệm nhiều thứ, cả tốt lẫn xấu. Mình thấy chung chung mình học được, làm được thì mình cứ làm. Giờ có tiền đi làm rồi thì lại đổ tiếp vào đi học. Mình cũng cảm thấy hơi ngu ngốc bởi vì khổ không cần thiết. Nhưng mình nhớ lời dạy xã hội dạy cho mình. 
> “Đời là bể khổ, ai không bơi sẽ chìm, mà thích chìm thì cứ chìm, làm thợ lặn cũng tốt” 
 
. Nên mình cứ thử sức tới khi nào không được thì thôi. Có một điều mình mong mỏi tới tận bây giờ là khoác tay anh Jayden Tran và Tony Teight và anh Thien Bui xuống Darling Habour đi ăn 1-2 cây kem (hoặc nhiều cây kem(s)). Mong 10 năm sau này mình có thể biến mục tiêu này thành hiện thực. 
 
P/S: ảnh “ngoan hiền” theo tiêu chuẩn của công ty mình vừa bị bắt chụp (anh Tony bắt đăng ảnh).

Tags

Related Posts